Đăng ký nhận tin KHUYẾN MÃI
GỬI NGAYĐộ mặn là gì? Có những cách nào để đo độ mặn của nước? Cùng Karofi Việt Nam khám phá những thông tin xoay quanh độ mặn của nước và cách để giảm độ mặn trong cơ thể người ở nội dung bài viết dưới đây. Xem ngay nhé!
Độ mặn (Salinity) là lượng muối hòa tan trong 1kg nước, được biểu thị bằng phần nghìn hoặc phần trăm. Độ mặn còn chi phối nhiều yếu tố vật lý khác của nước như nhiệt độ và áp suất.
Theo tính toán, độ mặn của nước biển thường ở mức 3.5% - tức cứ 1kg nước biển thì sẽ có khoảng 3.5g muối.
Độ mặn của nước không đồng nhất mà thay đổi theo các khu vực khác nhau.
Ví dụ: Ở biển Chết, nước biển có độ mặn là 33,7% - khối lượng muối trong nước biển nhiều gấp 10 lần so với các vùng biển khác.
Tại đây, khối lượng riêng của cơ thể người nhỏ hơn khối lượng riêng của nước biển, cơ thể người sẽ không bị chìm khi ở biển Chết.
Người ta đo độ mặn của nước và đất để biết được nồng độ muối, phục vụ cho hoạt động nuôi trồng, chăn nuôi, sản xuất tại từng khu vực. Bởi mỗi loại cây trồng, vật nuôi lại cần có một điều kiện phát triển khác nhau. Có những loài ưa nước mặn, có những loài ưa nước ngọt, một số loài khác lại ưa nước lợ.
Người ta phân loại độ mặn thành 3 loại khác nhau dựa trên nguyên nhân tạo ra chúng, bao gồm:
Độ mặn sơ cấp được hình thành từ quá trình phong hóa đá hoặc tích tụ muối từ lượng mưa sau hàng nghìn năm.
Khi mưa rơi xuống trái đất, một phần sẽ rơi vào các vùng nước, bề mặt thực vật, một số khác được thấm vào đất hoặc các mạch nước ngầm, một số khác lại được chảy vào các đại dương. Lượng nhỏ muối do mưa mang lại sẽ được tích tụ dần trong đất và các mạch nước ngầm.
Ở những nơi có nhiều mưa, một lượng lớn nước ngấm vào đất mang theo muối, sau đó nước lại từ các mạch nước ngầm bị thoát ra khỏi sông suối. Do đó, độ mặn của đất vẫn ở mức tương đối.
Còn ở những nơi khô hạn, lượng mưa thấp, do quá trình bốc hơi và sự thoát hơi nước của các thảm thực vật, muối dần dần sẽ được tích tụ trong đất và nước ngầm tới mức rất cao.
Đặc biệt, nếu muối được giải phóng trong quá trình phong hóa đá thì càng khiến cho nước ngầm có độ mặn cao.
Khi mực nước ngầm tăng lên sẽ đem theo muối được tích tụ trong đất đẩy lên bề mặt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các thảm thực vật sống lâu năm trong lòng đất, muối đã tích tụ nhiều dưới bề mặt này. Khi thảm thực vật này bị dọn sạch, mưa rơi xuống đất, không có sự hấp thụ của cây cối nên sẽ khiến cho mực nước ngầm dâng cao.
Điều này sẽ khiến cho đất và nước xung quanh khu vực này bị nhiễm mặn, đe dọa nghiêm trọng tới môi trường sinh thái, ảnh hưởng tới nơi cư trú, môi trường sống của các loài động thực vật trong đất và nước.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, lượng nước dư thừa trong quá trình tưới tiêu cho cây cũng là nguyên nhân khiến mạch nước ngầm dâng cao và đem theo muối.
Độ mặn cấp ba xảy ra khi con người tái sử dụng nước lặp đi lặp lại nhiều lần. Nước ngầm được đem lên tưới nước, nước trên bề mặt đất dần bốc hơi vào không khí, muối sẽ được giữ lại ở mặt đất.
Sau nhiều lần sử dụng nước ngầm, lượng muối sẽ được giữ lại trong nước khiến cho độ mặn của đất tăng cao.
Karofi Việt Nam sẽ bật mí cho bạn 3 thiết bị giúp đo độ mặn hiệu quả:
- Thiết bị đo độ mặn cầm tay
Đây là một thiết bị được biết đến và sử dụng nhiều trong ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, quản lý sức khỏe hoặc quản lý chất lượng thực phẩm.
Thiết bị cầm tay thường có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng bỏ túi mang đi khắp nơi, giá thành rẻ, lại cho kết quả chính xác chỉ trong vài giây.
- Khúc xạ kế
Đây là thiết bị đo độ mặn dựa theo nguyên lý khúc xạ ánh sáng. Trong đó, có 2 loại khúc xạ kế: khúc xạ kế cơ học và khúc xạ kế kỹ thuật số.
Khúc xạ kế cho ra kết quả chính xác. Tuy nhiên, kết quả có thể bị chênh lệch nếu nước không được phủ đều, trong nước có bọt khí hoặc cách đặt mắt đọc kết quả sai.
- Máy đo kỹ thuật số
Máy đo kỹ thuật số có độ chính xác cực cao nên được tin dùng trong các hoạt động sản xuất công nghiệp. Ngoài độ mặn, máy còn có khả năng đo nhiều thông số khác, tự động chuyển đổi theo điều chỉnh của người sử dụng.
Tuy nhiên, giá thành sản phẩm thường sẽ cao hơn 2 thiết bị trước đó nên người dùng cần cân nhắc khi lựa chọn.
Như vậy, nếu trong trường hợp công việc của bạn chỉ cần đo độ mặn ở một khoảng nào đó, không cần quá chính xác thì có thể lựa chọn thiết bị đo độ mặn cầm tay hoặc khúc xạ kế để tiết kiệm chi phí.
Trong trường hợp công việc cần tính chính xác cao thì nên ưu tiên lựa chọn máy đo kỹ thuật số.
Muối là chất khoáng vô cùng cần thiết đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn thừa muối có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe như: tăng huyết áp, đột quỵ, tim mạch, hại dạ dày, thận, yếu xương, hen suyễn và nhiều căn bệnh khác.
Sua đây là một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có nồng độ mặn quá cao:
Để loại bỏ mặn trong cơ thể, bạn nên tạo thói quen uống đủ nước mỗi ngày theo trọng lượng của cơ thể.
Không nên uống nước nhiều cùng lúc mà phân bổ vào từng thời điểm trong ngày để đạt được hiệu quả thanh lọc cơ thể cao: sau khi thức dậy, trước - trong và sau khi tập thể dục thể thao, trước khi ăn 30 phút, trước khi ngủ 30 phút, trước hoặc sau khi tắm,..
Không nên đợi khát nước mới uống vì lúc này các tế bào trong cơ thể đã bị thiếu nước nghiêm trọng.
Ngoài các thời điểm buổi sáng sau khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ, các chuyên gia khuyến cáo mọi người dân uống nước khoảng 10 độ C để giúp kích thích khả năng trao đổi chất, mang lại cảm giác sảng khoái và thanh lọc cơ thể tốt hơn.
Tuy nhiên, không nên uống nước quá lạnh vì nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường hô hấp và hoạt động của hệ tiêu hóa.
Gia đình bạn có thể tham khảo các sản phẩm máy lọc nước nóng lạnh hoặc cây nước nóng lạnh để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng nước nóng - lạnh trong gia đình vào cả mùa đông lẫn mùa hè.
Nước nóng có thể đạt tới 95 độ C, nước lạnh khoảng 10 độ C - an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của người sử dụng.
Tham khảo ngay các sản phẩm máy lọc nước tại karofivietnam.com.vn
Sản phẩm đã xem
99
99
99
99
Ngày
Giờ
Phút
Giây
*Lưu ý: Số điện thoại chính xác để voucher có thể gửi về SMS của bạn.