Đăng ký nhận tin KHUYẾN MÃI
GỬI NGAYDung môi là gì? Dung môi là thuật ngữ khá quen thuộc đối với những người đang học tập và làm việc trong lĩnh vực hóa chất và thí nghiệm. Vậy cụ thể dung môi là gì, dung môi có độc hại hay không và lợi ích sử dụng của dung môi trong cuộc sống hàng ngày như thế nào?
Cùng Karofi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật các thông tin về dung môi trong nội dung bài viết dưới đây. Xem ngay!
Dung môi là một chất hóa học chuyên dùng để hòa tan chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí tạo nên một tổng thể đồng nhất. Các chất khác nhau sẽ cần một lượng dung môi và môi trường nhiệt độ, áp suất nhất định.
Dung môi là gì?
Dung môi được sử dụng phổ biến trong các hoạt động thí nghiệm hoặc ở các nhà máy công nghiệp, xưởng sản xuất để pha loãng sơn, tẩy keo, đánh bóng móng tay,...
Dung môi công nghiệp có 2 loại, bao gồm:
Dung môi hữu cơ có thể hòa tan các hợp chất như cao su, vải sợi, mỡ, vecni,... Ngoài ra, người ta còn sử dụng dung môi hữu cơ để làm sạch dầu trên các phương tiện giao thông, máy móc,...
Ngoài cách phân loại dung môi theo thành phần hóa học thì người ta còn phân loại dung môi dựa trên hằng số điện môi. Theo đó, tiêu chuẩn tính phân cực mạnh của nước được lấy làm chuẩn, tiêu chuẩn ở nhiệt độ 20 độ C và hằng số điện môi là 80,10. Dung môi được chia thành 2 loại:
Các loại dung môi hiện nay
Dung môi có độc hại không là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những người đang làm trong lĩnh vực công nghiệp, thí nghiệm có sử dụng dung môi.
Thực tế, dung môi là chất hóa học độc hại và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và sức khỏe con người:
Dung môi khi bị rò rỉ hoặc các sự cố tràn bị nhiễm vào đất sẽ gây ảnh hưởng tới các mạch nước ngầm. Với đặc tính chuyên dùng để pha loãng các chất nên khả năng di chuyển của dung môi là một khoảng cách đáng kể. Chính vì thế, việc ô nhiễm môi trường đất và điều không thể tránh khỏi.
Theo quá trình nghiên cứu và khảo sát, trên thế giới đã có khoảng hơn 5000 khu vực đã bị ô những dung môi, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đất, sinh vật trong lòng đất và sức khỏe con người.
Dung môi có thể bay hơi nên khi chúng ta hít phải có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng qua đường hô hấp. Trong đó, chúng ta có thể nhận biết được các biểu hiện của dung môi tác động tới sức khỏe đó chính là xăng và sơn. Hai vật liệu này có khả năng tạo ra nhiều VOCs - độc cấp tính khiến người tiếp xúc vị chóng mặt, sưng đỏ vùng mắt, say nôn, co giật và ngạt viêm phổi.
Khi tiếp xúc với dung môi Toluen với một lượng nhỏ đã có thể khiến ảnh hưởng tới thần kinh khiến chúng ta bị đau đầu, mất thăng bằng, nặng hơn là có thể gây choáng, ngất và gây ra ảo giác.
Một số dung môi còn gây ra bất tỉnh đột ngột nếu chúng ta hít phải một lượng lớn. Đây cũng là một trong những đặc tính khiến cho dung môi chloroform và diethyl ether được ứng dụng trong y tế để làm thuốc ngủ, thuốc giảm đau và chất gây mê cho bệnh nhân khi phẫu thuật hoặc trong những trường hợp đặc biệt.
Nhiều người không nhận thức được những tác tại của dung môi đối với sức khỏe còn sử dụng nó như một trò tiêu khiển: rượu ngũ cốc an thần sử dụng rộng rãi, trò chơi hít keo,... Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng tới hệ thần kinh và thậm chí là ung thư.
Methanol khi tiếp xúc với mắt sẽ gây ra mất thị lực vĩnh viễn và thậm chí là tử vong. Chẳng phải quá nguy hiểm khi tiếp xúc với các loại dung môi này hay sao?
Đặc biệt, khi tiếp xúc với dung môi Benzen sẽ gây ra những bệnh lý cực nguy hiểm: khó chịu, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Ngoài ra, nếu tiếp xúc trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng tăng bạch cầu tạm thời.
Các dung môi hữu cơ dễ bay hơi nên rất dễ cháy. Carbon disulfide và Diethyl ether là 2 dung môi có nhiệt độ cháy thấp khiến tăng nguy cơ bốc cháy. Cũng nhờ đặc điểm này mà dung môi thường được sử dụng để tạo ra các tấm sưởi, bóng đèn, mỏ đốt Bunsen và cả đường ống hơi nước.
Hơi dung môi nặng hơn không khí nên sẽ ở bên dưới không khí, di chuyển trong không khí trong một khoảng cách xa mà không bị pha loãng.
Hỗn hợp hơi của dung môi và không khí còn có thể gây nổ. Ete diethyl và tetrahydrofuran có khả năng tạo ra peroxide hữu cơ - một chất dễ nổ khi tiếp xúc với oxy và ánh sáng.
Chính vì thế, việc bảo quản dung môi tuân thủ các quy định về an toàn là điều vô cùng cần thiết để hạn chế tình trạng cháy nổ và những nguy hại đối với con người. Mỗi một loại dung môi lại có yêu cầu về cách bảo quản khác nhau, do đó, trước khi sử dụng, cần trang bị kiến thức để áp dụng đúng cách bảo quản.
Dung môi là chất độc hại nhưng chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của nó trong các hoạt động sản xuất và đời sống hàng ngày, cụ thể:
Như vậy, dung môi là chất được sử dụng vô cùng phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp, tạo ra những sản phẩm cần thiết, đáp ứng nhu cầu của các gia đình.
Như vậy, Karofi Việt Nam đã giải đáp cho bạn toàn bộ thắc mắc về dung môi là gì, phân loại dung môi, các tính chất đặc trưng là lợi ích của dung môi trong đời sống hàng ngày và sản xuất. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian của mình cho góc chia sẻ thông tin của chúng tôi!
Sản phẩm đã xem
99
99
99
99
Ngày
Giờ
Phút
Giây
*Lưu ý: Số điện thoại chính xác để voucher có thể gửi về SMS của bạn.