Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Đạt Chuẩn Và Những Công Đoạn Cơ Bản

Hệ thống xử lý nước thải và những công đoạn cơ bản

26-09-2022, 3:10 pm

Hệ thống xử lý nước thải hiệu quả và đạt chuẩn sẽ là điều kiện quan trọng để bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Hãy thử tượng tượng, những nguồn nước thải khi không được thông qua hệ thống xử lý mà xả thải trực tiếp ra bên ngoài môi trường thì sẽ ô nhiễm nặng nề đến mức nào? 

Vì vậy, hệ thống xử lý nước thải ngày càng được ứng dụng nhiều, đặc biệt là ở trong các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất. Mời bạn hãy cùng theo dõi và tham khảo bài viết dưới đây cùng với Karofi Việt Nam để hiểu rõ hơn về hệ thống xử lý nước thải nhé!

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Hệ thống xử lý nước thải là một quy trình được thực hiện bằng nhiều công nghệ và hóa chất khác nhau để loại bỏ chất bẩn, những tạp chất ô nhiễm, vi khuẩn, virus,... Từ đó, mang tới nguồn nước hợp vệ sinh hơn để bảo vệ môi trường và có thể tái sử dụng nguồn nước thải sau khi xử lý.

hệ thống xử lý nước thải

Hiện nay, có 4 loại nước thải có thể đi vào hệ thống xử lý nước, bao gồm:

  • Nước thải sinh hoạt: Đây là nguồn nước thải được thải ra từ các hộ gia đình, khu vực văn phòng,...
  • Nước thải công nghiệp: Là nguồn nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp sản xuất hoặc chế biến thực phẩm.
  • Nước chảy tràn: Là lượng nước mưa chảy tràn vào trong hệ thống cống rãnh từ hệ thống tiêu thoát nước của mái nhà hay hè phố,...
  • Nước thẩm lậu: Gồm tất cả các loại nước chảy tràn vào hệ thống cống rãnh vì bị rò rỉ, vỡ bể đường ống hay thấm qua tường chắn.
  • Nước mưa: Là nguồn nước tràn mặt do mưa tại chỗ hoặc do quá trình tuyết tan.

Một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn được đánh giá như thế nào?

Hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn được đánh giá là có thiết kế phù hợp với những yêu cầu, tiêu chí và sự thay đổi của nhu cầu xử lý nước thải. Từ đó mới có thể đảm bảo được tuổi thọ sử dụng lâu dài, ít phải sửa chữa hoặc thay thế trong quá trình sử dụng. Hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn cần phải xử lý được những vấn đề cơ bản như sau:

  • Xử lý và giải quyết được những thành phần độc hại trong nước, đảm bảo chất lượng nước thải sau khi xử lý theo quy chuẩn Việt Nam về nước thải.
  • Chi phí xây dựng và lắp đặt hợp lý để đảm bảo chất lượng nguồn nước thải.
  • Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải dễ dàng khi có những thay đổi về chất lượng nước.
  • Điều chỉnh được lượng hóa chất để xử lý nước thải.

Hệ thống xử lý nước thải cơ bản bao gồm những công đoạn nào?

Tùy vào chất lượng nguồn nước đầu vào cùng với những yếu tố về địa hình và yêu cầu xả thải của từng địa phương mà mỗi hệ thống sẽ có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, nhìn chung, một hệ thống xử lý nước thải cơ bản sẽ bao gồm những công đoạn dưới đây:

Công đoạn xử lý cơ học

Gồm những quy trình như tách rác, tác dầu mỡ, lắng cát, loại bỏ rác, cặn bã, dầu mỡ,... ra khỏi nước thải.

Nước thải từ những cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp, sau khi đã được xử lý sơ bộ thì sẽ được vận chuyển về hố thu gom tập trung. Tại đây, nước thải sẽ được đưa vào thiết bị lọc rác tinh để loại bỏ những cặn bẩn, sỏi, đá với kích thước lớn hơn 1,5mm. Tiếp đến mới đưa đến hệ thống xử lý tập trung trước khi thải ra bên ngoài môi trường. 

Công đoạn xử lý hóa học

Gồm những bước như trung hòa pH, keo tụ, tạo bông, lắng, tuyển nổi,... để điều chỉnh độ pH và loại bỏ những tạp chất hữu cơ, kim loại nặng, cặn bẩn lơ lửng.

Nước thải sau khi đã được loại bỏ những cặn bẩn, dầu, mỡ thì sẽ được đưa về bể điều hòa để tiếp tục ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải. Tại bể điều hòa, người ta thường sẽ đặt một hệ thống sục khí để làm xáo trộn đều nguồn nước, nhằm hạn chế hiện tượng lắng cặn ở dưới đáy bể và hình thành nên phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi.

Nước thải ở bể điều hòa sẽ được bơm về bể keo tụ tạo bông, tiếp đến hóa chất sẽ được cho vào bể để các hạt keo trong nước thải kết dính với nhau và hình thành nên các cặn bông với kích thước lớn và nặng hơn. Những cặn bông này sẽ tiếp tiệc được dẫn qua một bể lắng để lắng cặn nhờ vào quá trình trọng lực. Cặn sau khi lắng xuống đáy bể sẽ được thu gom ra bể chứa bùn để mang đi xử lý.

Công đoạn xử lý sinh học

Ở công đoạn này, thường sẽ bao gồm những quá trình là kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí,... để thực hiện chức năng loại bỏ những thành phần ô nhiễm hữu cơ.

Công đoạn lọc nước

Có nhiệm vụ chính là loại bỏ những chất rắn lơ lửng còn sót lại ở trong nước thải. Mức độ lọc của nước thải còn tùy vào quy định xả thải của từng khu vực đối với hàm lượng chất rắn trong nước thải.

Hệ thống bảng điều khiển

Hệ thống này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu tối ưu hệ thống tự động hóa của từng doanh nghiệp.

Ví dụ như đối với những nhà máy chuyên sản xuất điện thì nguồn nước thải đầu ra thường sẽ là nước thải xi mạ, do đó hàm lượng vô cơ và kim loại sẽ chiếm tỷ lệ rất cao. Do đó, công đoạn xử lý thải bằng hóa học được coi là quan trọng nhất.

Một ví dụ khác về nhà máy chế biến thực phẩm, với nhu cầu xử lý nước thải từ quá trình sản xuất sữa, sản phẩm từ sữa hoặc đồ uống thì công nghệ xử lý sẽ xoay quanh việc loại bỏ những tạp chất ô nhiễm hữu cơ. Khi này, công đoạn xử lý sinh học lại được xem là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất.

Với những thông tin được cung cấp trên đây, máy lọc nước Karofi hy vọng rằng bạn đã có được cho mình những kiến thức bổ ích về hệ thống xử lý nước thải và những công đoạn xử lý nước thải cơ bản nhất hiện nay.

Sản phẩm đã xem

Hotline miền bắc 0979.22.65.65
Hotline miền trung 0976.85.65.65
Hotline miền nam 0976.85.65.65
Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo