Nước Tinh Khiết Có Độ pH Là Bao Nhiêu? Cách Đo pH Của Nước

Nước Tinh Khiết Có Độ pH Là Bao Nhiêu? Đo Độ pH Của Nước Bằng Cách Nào?

07-07-2022, 5:10 pm

Nước tinh khiết có độ pH là bao nhiêu? Độ pH theo khoa học là chỉ số để đo các hạt tích điện trong một chất, từ đó sẽ chỉ ra được chất đó có tính axit hoặc kiềm như thế nào? Đồng thời độ pH cũng là tiêu chí để xác định nguồn nước mà bạn đang sử dụng có đảm bảo chất lượng hay không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn những thông tin quan trọng về độ pH cũng như cách để đo độ pH của nước, máy lọc nước Karofi mời bạn tham khảo ngay nhé!

nước tinh khiết có độ pH là bao nhiêu

Nước tinh khiết có độ pH là bao nhiêu?

Tại sao cần phải kiểm tra độ pH của nước?

pH trong tiếng anh có nghĩa là pondus hydrogenii (độ hoạt động của hydro). Độ pH là thước đo để chỉ tính axit hoặc tính kiềm của các chất tan trong nước. Giá trị của pH được đo theo thang điểm từ 0 đến 14. Trong đó, giá trị dưới 7 thì được là nước axit; 0 là nước có tính axit mạnh nhất; giá trị trên 7 gọi là nước kiềm; 14 là nước có tính kiềm nhất; giá trị bằng 7 thì được coi là nước trung tính.

Thực hiện kiểm tra độ pH của nước là cách nhanh chóng và chính xác nhất để xác định xem nguồn nước mà bạn đang sử dụng có làm ăn mòn đường ống nước hay những vật chứa nước hay không. Ngoài ra, đo độ pH còn là cách để đánh giá xem khả năng hòa tan của những kim loại như sắt, kẽm, đồng ở trong nước đang như thế nào. 

Đồng thời qua đây bạn cũng có thể biết được chất lượng nguồn nước mình đang sử dụng hằng ngày ra sao, nếu nước có độ pH đạt chuẩn thì có thể an tâm sử dụng tiếp hoặc nếu không thì sẽ có những phương pháp và hướng xử lý kịp thời để đảm bảo nguồn nước an toàn cho cả gia đình.

Có những cách nào để đo độ pH của nước?

Hiện nay có rất nhiều cách để đo độ pH khác nhau, dưới đây dienmaysakura.vn sẽ mách cho bạn những cách đo độ pH đơn giản và chính xác nhất để bạn có thể tự thực hiện ngay tại nhà.

Cách 1: Đo độ pH của nước bằng giấy pH

Giấy được tẩm với nhiều với nhiều chất chỉ thị màu khác nhau và trong mỗi hộp giấy đều có bảng màu kèm theo để so sánh kết quả khi đọc. Tùy thuộc theo từng loại giấy pH mà sẽ có những loại giấy cho kết quả chính xác đến 0,5 độ pH. Để xác định độ pH của nước bằng giấy pH, bạn tiến hành thực hiện theo các bước dưới đây:

Cho mẫu nước muốn xác định độ pH vào trong một cốc nước hoặc ống nghiệm rồi tiến hành nhúng que thử vào đó.

Sau thời gian khoảng 2 phút, que thử sẽ đổi màu. Tiếp theo, bạn dựa vào bảng màu có sẵn và đối chiếu kết quả với que thử để biết được kết quả.

Lưu ý: khi sử dụng giấy pH bạn cần phải bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và không được để chung với các loại hóa chất khác. Bởi hóa chất rất dễ bay hơi, từ đó có thể sẽ khiến cho giấy pH đổi màu dẫn đến sự sai lệch trong những lần đo.

nước tinh khiết có độ pH là bao nhiêu

Thang đo độ pH trong nước

Cách 2: Sử dụng quỳ tím để đo độ pH của nước

Dùng giấy quỳ tím để đo độ pH của nước cũng là một trong những phương pháp được sử dụng khá nhiều hiện nay. Cách làm này sẽ giúp bạn nhận biết được tính acid, kiềm của nước dễ dàng. Cụ thể, thực hiện như sau:

Cho mẫu nước mà bạn muốn đo độ pH vào ống nghiệm hoặc một cốc nước nhỏ

Nhúng giấy quỳ tím vào nước và đợi kết quả

Giấy quỳ có màu đỏ sẽ chuyển sang màu xanh (pH>7) khi đó là nước tính kiềm. Giấy quỳ có màu xanh chuyển sang màu đỏ (pH<7) thì là nước tính axit. Nếu quỳ tím không đổi mức (pH=7) tức là nước trung tính.

Cách 3: Sử dụng máy đo độ pH

Dùng máy đo độ pH được đánh giá là thiết bị đo độ pH tiện lợi và cho kết quả chính xác nhất. Máy đo độ pH có thiết kế nhỏ gọn, có thang đo rộng và đo được nhiều dạng mẫu khó.

Để đảm bảo cho việc đo có được kết quả đúng nhất thì ngay trong lần đo đầu tiên, bạn cần phải hiệu chuẩn đồng hồ bằng cách đo thử nước cất. Nếu kết quả bằng 7.0 thì đồng hồ của máy đo độ pH đã được hiệu chuẩn để cho ra kết quả chuẩn xác.

Máy đo độ pH cầm tay

Máy đo độ pH cầm tay

Để đo độ pH của nước nước bằng máy, bạn chỉ cần dùng đầu dò của máy cho vào mẫu nước muốn kiểm tra, sau đó màn hình điện tử sẽ thể hiện phép đo và cho ra kết quả là 2 chữ số ở phần thập phân. 

Máy đo độ pH hiện trên thị trường có 3 loại thiết bị được sử dụng nhiều nhất gồm:

  • Máy đo độ pH để bàn: sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm, máy có khả năng tự động bù nhiệt, tự động hiệu chuẩn và đo được nhiều thông số hơn.
  • Máy đo độ pH cầm tay: với loại máy này bạn có thể dễ dàng cầm đi mọi nơi và dễ dàng thao tác trong mọi nguồn nước.
  • Bút đo độ pH: có thiết kế kích thước nhỏ gọn và sử dụng năng lượng pin sạc hoặc pin than để hoạt động. Bút có khả năng nổi lên trên mặt nước giúp người dùng an tâm hơn khi sử dụng.

Cách 4: Dùng dung dịch đổi màu để kiểm tra độ pH của nước

Để đo độ pH của nước, bạn cũng có thể dùng dung dịch đổi màu để tiến hành kiểm tra. Trong hóa học, có 3 loại dung dịch phổ biến nhất dùng để đo nồng độ pH là Methyl Red, Bromothymol Blue, Phenolphtalein.

  • Với Methyl Red: nếu độ pH < 4 thì dung dịch sẽ có màu đỏ. Dung dịch có màu đỏ cam, cam và đến vàng nếu như độ pH từ 4 cho đến 7. Dung dịch có màu vàng khi nước có độ pH>7.
  • Với Bromothymol Blue: nếu độ pH
  • Với Phenolphtalein: nếu độ pH < 8 thì dung dịch sẽ không đổi màu và có màu đỏ nếu độ pH>10.

Độ pH của nước tinh khiết là bao nhiêu?

Nước tinh khiết là loại nước đã được lọc sạch hoàn toàn và không có chứa các khoáng chất nên có nồng độ ion thấp. Ở nhiệt độ 25 độ C, nước tinh khiết sẽ có độ pH là 7.0. Tuy nhiên, nếu để lâu trong không khí, nước sẽ tiếp xúc với carbon dioxide ở trong khí quyển và tạo nên sự cân bằng. Sự cân bằng ấy sẽ làm giảm độ pH xuống còn khoảng 5.2. 

nước tinh khiết có độ pH là bao nhiêu

Độ pH trong nước tinh khiết

Độ pH có làm ảnh hưởng tới sức khỏe hay không?

Độ pH là chỉ số quan trọng để đánh giá được chất lượng nguồn nước và chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bạn. Bởi trong cơ thể chúng ta đã có độ pH tiêu chuẩn, do vậy nước uống cũng cần phải đạt độ pH sao cho phù hợp. Nếu sử dụng nước uống có độ pH quá chênh lệch so với độ pH của cơ thể thì sẽ phá hỏng sự cân bằng của cơ thể và nội môi, gây tác động xấu đến quá trình sinh học của cơ thể.

Với 2 lít nước trung bình được nạp vào cơ thể mỗi ngày, nếu nước có độ pH không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.

Nếu sử dụng nước có độ pH thấp nghĩa là nước có tính axit sẽ có thể sẽ gây ra một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, thấp khớp, các vấn đề về da, trĩ, đau đầu mãn tính, thấp khớp,... Nếu dùng nước có độ pH cao, nghĩa là nước tính kiềm sẽ dẫn đến một số bệnh như táo bón, sỏi thận, chàm, viêm bàng quang mãn tính, da khô,...

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì bạn nên sử dụng nước có độ pH trung tính từ 6.8 cho đến 7.2. Cần hạn chế sử dụng nhiều nước ngọt hoặc nước suối khoáng. Ngoài ra, nếu bạn có thói quen dùng trà và cà phê thì cũng cần cân nhắc với liều lượng sao cho hợp lý.

Bên cạnh đó, để gia đình được sử dụng một nguồn nước pH an toàn và chất lượng nhất thì bạn có thể hướng tới việc lắp đặt các dòng máy lọc nước để có được nguồn nước uống đạt chuẩn, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Để tham khảo các dòng máy lọc nước chính hãng, giá tốt bạn có thể tìm hiểu thêm tại website karofivietnam.com.vn  hoặc liên hệ tới số hotline 0979.22.65.65 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

[Products:172]

[Products:219]

Trên đây là những thông tin chi tiết về độ pH của nước cũng như các phương pháp đo độ pH chuẩn chỉnh nhất. Hy vọng bài viết đã giúp cho bạn biết được cách xác định độ pH của nước và chọn lựa loại nước có độ pH phù hợp để sử dụng nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Sản phẩm đã xem

Hotline miền bắc 0979.22.65.65
Hotline miền trung 0976.85.65.65
Hotline miền nam 0976.85.65.65
Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo