Sodium Là Chất Gì? Đặc Tính Và Ứng Dụng Trong Thực Tiễn

Sodium là chất gì? Đặc tính và ứng dụng của Sodium trong thực tiễn

05-11-2022, 3:49 pm

Sodium là chất gì? Sodium thực chất chỉ là một cách gọi khác của nguyên tố hóa học Natri. Vậy Sodium hay Natri có những tính chất hóa học, tính chất vật lý như thế nào? Ưu, nhược điểm của Sodium và ứng dụng của nó trong thực tiễn ra sao? Mời bạn hãy cùng với Karofi Việt Nam tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!

Sodium là chất gì?

Sodium là tên gọi khác của Natri, đây là một nguyên tố hóa học nằm ở nhóm kim loại kiềm và thuộc nhóm 1 của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học. Natri hay Sodium là nguyên tố phổ biến thứ 6 ở trong lớp vỏ Trái Đất, nó chiếm khoảng 2,6% khối lượng của vỏ trái đất và có ở trong nhiều loại khoáng vật như sodalite, đá muối hay felspat.

sodium là chất gì

Tùy vào hàm lượng kim loại và oxit mà Sodium có thể cháy ở trong nước hoặc không. Ở nhiệt độ dưới 115 độ C, Sodium sẽ không thể cháy trong không khí và không nên để Sodium tiếp xúc với những chất có phản ứng hóa học.

Theo bảng tuần hoàn nguyên tố hóa, Sodium (Natri) có đặc điểm như sau:

  • Ký hiệu nguyên tử: Na
  • Nguyên tử khối: 22,98976
  • Hóa trị: 1
  • Số nguyên tử: 11
  • Nhiệt độ sôi: 98,7 độ C
  • Nhiệt độ nóng chảy: 883 độ C

Tính chất hóa học và vật lý của Sodium

Sau khi đã hiểu được Sodium là chất gì? Tiếp theo, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố hóa học này:

Tính chất vật lý của Sodium 

  • Sodium là một chất dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có khối lượng riêng là 0,968g/cm3
  • Sodium là một kim loại có tính kiềm, có màu trắng, trắng xám hoặc màu bạc. Trong đó, có một lớp mỏng với sắc tím. Sodium vô cùng mềm, nhẹ, dễ nóng chảy, đặc biệt khi nóng chảy sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm vì chứa nhiều nguyên tử Na và phân tử Na2.
  • Ở trong điều kiện môi trường đặc biệt, Sodium sẽ phản ứng hóa học và tạo ra dung dịch keo có màu chàm hoặc tím của sodium trong este.

Tính chất hóa học của Sodium

Sodium hay Natri có tính khử rất mạnh. Như đã nói ở trên, nó chiếm đến khoảng 2,6% khối lượng của vỏ trái đất nên trở thành nguyên tố hóa học phổ biến thứ 6 nói chung và là kim loại kiềm phổ biến nhất.

Sodium tác dụng với phi kim bằng việc đốt trong không khí hoặc oxi, sau đó Sodium sẽ tạo thành các oxit và xuất hiện ngọn lửa có màu vàng đặc trưng:

4Na + O2 → 2Na2O.

2Na + Cl2 → 2NaCl.

Sodium tác dụng với axit, Sodium rất dễ để khử ion H+ (H30+) trong các dung dịch axit loãng như HCL, H2SO4,... để tạo thành Hydro tự do. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với axit sẽ dẫn đến hiện tượng nổ.

2Na + 2HCl →  2NaCl + H2.

2Na + H2SO4 →  Na2SO4 + H2.

Đặc biệt, Natri còn có tính háo nước, do đó khi được tác dụng với nước sẽ vô cùng mạnh mẽ và tạo ra được dung dịch kiềm để giải phóng Hydro:

2Na + 2H2O →  2NaOH + H2.

Sodium tác dụng với Hydro ở áp suất khá lớn với nhiệt độ trong khoảng 350 - 400 độ C để tạo thành Natri Hydrua có công thức hóa học là NaH.

2Na (lỏng) + H2 (khí)→ 2NaH (rắn).

sodium là chất gì

Ưu và nhược điểm của Sodium

Về ưu điểm, trong các ngành công nghiệp luyện kim, hóa chất, thủy tinh, sản xuất giấy, khai thác dầu mỏ, dệt may hay chế biến lương thực, thực phẩm, Sodium đã được con người ta ứng dụng rất nhiều vào trong các hoạt động sản xuất thường ngày để giúp tối ưu chi phí nhất có thể.

Về nhược điểm, do Sodium là một chất phản ứng rất mãnh liệt với nước nên khi tiếp xúc với nước rất có thể dẫn đến hiện tượng phát nổ. Và đây chính là nguyên nhân tạo ra các chất độc có khả năng liên kết hoặc rời liên kết với nhiều nguyên tố hóa học khác.

Sodium cũng rất khó để bảo quản, thông thường sẽ phải bảo quản trong điều kiện khí trơ hay dầu mỏ. Khi tiếp xúc hoặc dùng Sodium (Natri) vào nhiều trường hợp thực tế cần phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn tuyệt đối. 

Cách điều chế Sodium

Sodium là một chất không có ở trong môi trường tự nhiên, do đó để điều chế ra được Sodium, người ta đã phải tiến hành điều chế từ các hợp chất của nó, bao gồm: Muối (Nacl); bazo là Natri Hydroxit (NaOH); Natri hidrocacbonat (NaHCO3 99%, hay còn được gọi là bột nở); Natri cacbonat (Na2CO3 99% hay còn gọi là Soda).

Vì Sodium (Natri) dễ bị oxi hóa nên người ta đã điều chế bằng cách điện phân muối halogenua hay hidroxit nóng chảy:

Phương trình điện phân của Sodium:

Na+ + e → Na – 2Cl- – 2e →  Cl2

2NaCln/c → 2Na + Cl2↑

Nacl nóng chảy ở mức nhiệt 800 độ C, nên người ta tiếp tục cho thêm 25% NaF và 12% KCL để hạ nhiệt độ n/c xuống mức 600 độ C.

Ứng dụng của Sodium trong thực tiễn

Trong thực tế, Sodium có vai trò quan trọng đối với con người và đóng góp nhiều công dụng hữu ích, thiết thực vào trong ngành công nghiệp và mỹ phẩm.

Ứng dụng của Sodium đối với con người

  • Sodium như là một chất điện giải giúp giữ nước hiệu quả cho cơ thể. Do đó, nếu xuất hiện tình trạng rối loạn Natri sẽ dẫn tới hiện tượng rối loạn nước.
  • Khi cơ thể đủ Natri hay Sodium thì đầu óc sẽ luôn được tỉnh táo, minh mẫn, hạn chế các triệu chứng như co cơ, chuột rút.
  • Khi kết hợp Natri cùng các ion khác sẽ tạo ra được môi trường axit - kiềm, đảm bảo độ pH trong máu ở mức cân bằng, điều tiết thận hoạt động trơn tru.
  • Đối với trẻ em, Sodium có tác dụng kích thích sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não của trẻ. Với phụ nữ mang thai thì nó có vai trò điều hòa, duy trì và bù nước hiệu quả khi cơ thể bị mất nước.

Thiếu Natri có thể dẫn tới hiện tượng mỏi cơ, chuột rút, chóng mặt, buồn nôn, tim đập loạn xạ, không thể tập trung và tỉnh táo. Tuy nhiên, mỗi người chúng ta cũng cần điều chỉnh hàm lượng Natri ở trong cơ thể ở mức vừa phải, bởi nếu thừa Natri cũng sẽ nguyên nhân dẫn tới một số chứng bệnh như suy thận, rối loạn nhịp tim, huyết áp cao, mất cân bằng độ pH trong cơ thể.

Ứng dụng của Sodium trong ngành công nghiệp

  • Sodium được kết hợp cùng với một số chất hóa học khác để sản xuất ra các sản phẩm như dầu gội đầu, nước súc miệng, kem đánh răng,... Bên cạnh đó, một số hợp chất công nghiệp có chứa Sodium như bột nở, Soda, muối ăn,... được ứng dụng để sản xà phòng, giấy, điều chế hóa chất, khai thác dầu mỏ,...
  • Sodium ở dạng được ứng dụng để truyền nhiệt vào trong các lò phản ứng hạt nhân do nó có tính dẫn điện tốt. 
  • Sodium được dùng để tạo ra các kim loại hợp kim giúp chống co giãn và là một loại chất khử kim loại khi các vật liệu khác không đảm bảo được hiệu quả.
  • Sodium là chất cần thiết trong trường hợp để xử lý các chất hữu cơ và sản xuất các ester.
  • Sodium hypochlorite được tìm thấy nhiều ở trong các chất tẩy trắng, chất lọc nước và một số sản phẩm chuyên dùng để tẩy rửa.
  • Đôi khi, Sodium còn được dùng để làm chất chuyển thể sửa cho dầu khi chế biến phomat.
  • Sodium chloride được ứng dụng để chống đóng băng và khử băng như một chất bảo quản.

Ứng dụng của Sodium đối với ngành mỹ phẩm

Sodium lauryl sulfate có nồng độ thấp khi được ứng dụng vào trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể như sữa tắm, dầu gội, kem cạo râu, chất tạo bọt của sữa rửa mặt,... không chỉ đảm bảo sự an toàn cho người dùng mà còn mang đến công dụng làm sạch hiệu quả, cung cấp độ ẩm, xử lý bã nhờn giúp làm sạch sâu tuyệt vời.

Thông qua bài viết trên đây, Karofi Việt Nam tin tưởng rằng bạn đã biết được Sodium là chất gì? Các đặc trưng, ưu - nhược điểm cũng như ứng dụng của Sodium trong thực tế. Hy vọng rằng bài viết đã là nguồn cung cấp thông tin hữu ích để bạn có thêm nhiều kiến thức thú vị trong cuộc sống!

Sản phẩm đã xem

Hotline miền bắc 0979.22.65.65
Hotline miền trung 0976.85.65.65
Hotline miền nam 0976.85.65.65
Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo