Các Loại Vi Sinh Xử Lý Nước Thải Hiệu Quả Nhất Năm 2025

Bốn điều cần biết về vi sinh xử lý nước thải

10-09-2024, 12:00 am

Vi sinh xử lý nước thải? Ứng dụng vi sinh xử lý nước thải trong làm sạch nước thải ngày càng được ưa chuộng bởi sự hiệu quả và chi phí hợp lý. Mời bạn hãy cùng với Karofi Việt Nam theo dõi và tham khảo ngay bài viết dưới đây để có được những thông tin chi tiết nhất!

Vi sinh xử lý nước thải là gì?

Vi sinh xử lý nước thải là một quần thể các vi sinh vật đã được tổng hợp, nuôi cấy và bảo quản để sử dụng cho những mục đích xử lý nước thải, đặc biệt là xử lý nước thải sinh học. Đối với từng loại nước thải khác nhau, người ta sẽ sử dụng một chủng vi sinh vật khác. Bên cạnh đó, thời gian thích nghi và tăng trưởng của vi sinh của khác nhau và phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như dinh dưỡng trong nước thải, thành phần và hàm lượng của vi sinh vật trong quá trình nuôi cấy, các thành phần độc hại đến vi sinh có trong nước thải, lưu lượng và nồng độ oxy cung cấp, nhiệt độ của nước thải, độ pH của nước thải.

vi sinh xử lý nước thải

Nếu trong quá trình nuôi cấy, chúng ta kiểm soát được các yếu tố trên đây sẽ giúp cho quá trình nuôi cấy diễn ra thuận lợi, dễ dàng thích nghi và phát triển.

Vi sinh vật tham gia xử lý nước thải như thế nào?

Những vi sinh vật tham gia xử lý nước thải sẽ liên tục chuyển hóa thành các chất hữu cơ ở trong nước thải bằng cách tổng hợp thành các tế bào mới. Chúng sẽ hấp thụ một lượng lớn các chất hữu cơ qua bề mặt tế bào của chúng. Tuy nhiên, sau khi hấp thụ, các chất hữu cơ sẽ không được đồng hóa thành các tế bào chất thì tốc độ hấp thụ sẽ giảm xuống còn O. Một lượng nhất định các chất hữu cơ sẽ hấp thụ để dành cho việc kiến tạo tế bào. Ngoài ra, một lượng khác các chất hữu cơ lại được oxy hóa để sinh ra năng lượng cần thiết cho việc tổng hợp.

Dựa trên phương thức phát triển vi sinh vật xử lý nước thải được chia thành 2 nhóm như sau:

  • Vi sinh vật dị dưỡng: Sử dụng chủ yếu các chất hữu cơ để làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon để tiến hành thực hiện các phản ứng sinh tổng hợp.
  • Vi sinh vật tự dưỡng: Có khả năng oxy hóa chất vô cơ để thu nạp năng lượng và sử dụng CO2 để làm nguồn cacbon cho quá trình sinh tổng hợp. Ví dụ như các vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn sắt, vi khuẩn lưu huỳnh,...

vi sinh xử lý nước thải

Các loại vi sinh xử lý nước thải hiệu quả

Một số loại vi sinh xử lý nước thải được đánh giá là hiệu quả và phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, bao gồm:

 

Phân loại

Định nghĩa 

Ưu điểm 

Nhược điểm

Bùn vi sinh 

Đây là loại vi sinh thường và được sử dụng trong quá trình nuôi cấy vi sinh. Loại bùn này ở dạng lỏng, gồm cả pha rắn kết hợp với nước.

- Có thể tận dụng được vi sinh ở các hệ thống xử lý nước thải khác, vi sinh đã được kích hoạt sẵn.


- Sở hữu nhiều vi sinh khác nhau phụ vào thành phần cũng như tính chất của nước thải.


- Giảm thiểu thời gian nuôi cấy, nếu có đúng chủng loại vi sinh trong bùn thì vi sinh sẽ phát triển rất nhanh.

- Có giá thành rẻ

-  Phải bảo quản vi sinh ở trong điều kiện cung cấp khí oxy.


- Gây tốn kém bởi phải mất thêm chi phí vận chuyển vì có khối lượng bùn lớn.

Vi sinh dạng lỏng

Đây là loại vi sinh nhân tạo, được tổng hợp từ những nguồn vi sinh khác nhau ở dạng lỏng. Do đó, vi sinh ở dạng này thường đậm đặc ở chế độ chờ kích hoạt

- Loại vi sinh này có giá thành khá cao.


- Phải mất nhiều thời gian để thích nghi và kích hoạt với nước thải.

- Bao gồm nhiều loại vi sinh khác nhau, mỗi loại này sẽ phù hợp với một loại nước thải khác nhau.


- Dễ dàng vận chuyển và bảo quản do vi sinh ở dạng đặc, chiếm ít thể tích cũng như khối lượng.

Vi sinh dạng bột

Vi sinh loại này tồn tại ở dưới dạng bột rắn, trong đó có chứa nhiều chủng vi sinh khác nhau ở chế độ chờ kích hoạt.

- Vận chuyển và bảo quản dễ dàng do vi sinh ở dạng bột và có khối lượng nhẹ.


- Có nhiều loại vi sinh khác nhau, vì thế mỗi loại vi sinh sẽ tương thích với một loại nước thải khác nhau.

- Mất nhiều thời gian để kích hoạt và bảo hành


- Có giá thành tương đối cao.

Những yếu tố ảnh hưởng đến vi sinh xử lý nước thải

Khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến vi sinh xử lý nước thải, người ta đã liệt kê ra được 7 tác nhân dưới đây:

  • Nhu cầu oxy: Để vi khuẩn phát triển mạnh thì phải ăn thức ăn với tốc độ nhanh, do đó rất cần đến một lượng oxy lớn.
  • Tuổi bùn: Khi vi khuẩn bắt đầu nuôi và phát triển trong hệ thống, chúng chỉ là các khối bùn nhỏ. Ở trong giai đoạn này, chúng không tạo ra lớp chất nhờn tốt. Khi đã có tuổi, vi khuẩn tiêu giảm tiêm mao của chúng và tích lũy chất nhờ vào bên ngoài của thành tế bào. Khi đó, các khối bùn nhỏ mới bắt đầu dính lại và tạo thành bông lớn có thể lắng được.
  • Oxy hòa tan: Các vi khuẩn hiếu khí yêu cầu có ít nhất 0.1 - 0.3mg/l oxy để có thể tồn tại. Do đó, phải cần ít nhất khoảng 2mg/l oxy để duy trì số lượng vi khuẩn ở trung tâm của bông bùn để nhận đủ lượng oxy cần thiết.
  • Đảo trộn: Khi thức ăn bị hạn chế thì vi khuẩn sẽ bị tiêu giảm tiêm mao và không thể bơi được nữa. Nếu không được đảo trộn đủ hoặc sục khí yếu thì vi khuẩn sẽ lắng xuống và không thể tiếp xúc được với nước thải.
  • Độ pH: Độ pH tối ưu của vi sinh là từ khoảng 7.0 - 7.5, vì thế cần tránh việc thay đổi pH đột ngột và nhanh chóng.
  • Nhiệt độ: Do phản ứng sinh hóa phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ. Ở nhiệt độ lạnh, hệ thống sẽ cần đến nhiều vi sinh vật hơn. Ngược lại ở nhiệt độ ấm, vi sinh vật sẽ ít hơn.
  • Chất dinh dưỡng: Vi khuẩn đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng cơ bản cho sự phát triển như carbon, nitơ, photpho, natri, kali, magie, sắt,... Những chất này đều có ở trong nước thải, nhưng không đủ. Do đó, nước thải sinh hoạt cần bổ sung thêm carbon, còn nước thải công nghiệp sẽ cần thêm natri, photpho.

Như vậy, qua những thông tin hữu ích về vi sinh xử lý nước thải trên đây, bạn đã có được cho mình những kiến thức quan trọng về các loại vi sinh và những yếu tố ảnh hưởng đến vi sinh xử lý nước thải.

Sản phẩm đã xem

Hotline miền bắc 0976.85.65.65
Hotline miền trung 0976.85.65.65
Hotline miền nam 0979.22.65.65
Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo