Đăng ký nhận tin KHUYẾN MÃI
GỬI NGAYXử lý nước thải bệnh viện? Nước thải bệnh viện là một trong những nguồn nước thải độc hại có nguy cơ lây nhiễm cao nếu như không được xử lý đúng quy trình. Để hiểu rõ hơn về nước thải bệnh viện là gì? Tác hại của nước thải bệnh viện cùng những công nghệ xử lý nước thải y tế phổ biến hiện nay là gì? Mời bạn hãy cùng với Karofi Việt Nam theo dõi và tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi!
Nước thải bệnh viện được xác định là nguồn nước được thải ra từ các trung tâm y tế, bệnh viện,... thông qua các hoạt động thăm khám chữa bệnh; tắm giặt; nấu ăn; vệ sinh; giặt rửa,... của các bác sĩ, y tá, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân,... Đồng thời, nước thải bệnh viện cũng bao gồm cả các hoạt động xét nghiệm ở trong phòng thí nghiệm.
Với những nguồn nước thải đến từ các hoạt động như lau chùi dụng cụ y tế, sát trùng vết thương, phẫu thuật,... thường sẽ chứa rất nhiều những loại vi khuẩn, virus mang nguy cơ truyền nhiễm cao ra môi trường xung quanh.
Nguồn nước thải từ những hoạt động sinh hoạt và cá nhân thường ngày của các bác sĩ, y tá, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng rất đáng lo ngại, do đặc thù ở trong bệnh viện có rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan qua môi trường nước. Vì thế, trong nguồn nước này cũng chứa rất nhiều loại vi khuẩn, vi trùng gây nguy hiểm cho con người nếu như không được xử lý trước khi xả thải ra bên ngoài môi trường.
Cũng giống như nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp, nước thải y tế là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều tác hại khác nhau từ việc ảnh hưởng đến sức khỏe con người tới môi trường sống nói chung.
Trong một cơ sở y tế hay một bệnh viện hiện nay, hằng ngày phải tiếp nhận, điều trị và xử lý đến hàng trăm, hàng nghìn ca bệnh. Do đó, lượng nước thải ra là vô cùng lớn, nhất là nguồn nước thải đến từ các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thì sẽ vô cùng nguy hại.
Một trong số những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay có thể kể đến Covid-19, một dịch bệnh hoành hành phổ biến ở cả Việt Nam và trên toàn thế giới. Căn bệnh này đã lấy đi mạng sống của rất nhiều người, do đó chúng ta có thể thấy được mức độ nghiêm trọng của nó như thế nào. Bạn hãy thử tưởng tượng, vào trong những giai đoạn cao điểm, khi lượng bệnh nhân mắc Covid-19 quá tải thì hằng ngày bệnh viện đã phải thải ra bao nhiêu lượng nước độc hại và có nguy cơ lây nhiễm cao đến mức nào.
Trong những nguồn nước thải này thường chứa rất nhiều mầm bệnh gây nguy hiểm như trực khuẩn mủ xanh, E.coli, tụ cầu vàng, virus bại liệt,... Nếu không được thông qua hệ thống xử lý nước thải bệnh viện mà xả trực tiếp ra ao, hồ, sông, suối,... thì khi con người tiếp xúc và sử dụng những nguồn nước này trong một thời gian lâu dài thì sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, thận, tiêu chảy và một số bệnh liên quan tới đường tiêu hóa.
Không những gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người mà nước thải y tế còn gây ra những tiêu cực tới môi trường sống.
Trước tiên, nước thải y tế khi chưa được xử lý sẽ khiến cho các loài sinh vật dưới nước như tôm, cua, cá,... không thể phát triển, sinh sôi và có thể dẫn tới hiện tượng chết trắng hàng loạt. Nhất là tại những vùng nuôi trồng cá, tôm nếu để xảy ra tình trạng này thì còn tác động rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân nơi đây.
Một thực trạng mà ngày nay chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là vào những thời điểm mưa to, tại các thành lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh thường xảy ra tình trạng ngập úng. Một số hộ dân ở Hà Nội đã rơi vào cảnh phải sống chung với nguồn nước bẩn và độc hại vì nước không thể tiêu thoát. Và chúng ta cũng không thể biết rằng trong nguồn nước này có chứa lượng nước thải ra từ bệnh viện hay không? Nếu chẳng may, nguồn nước này có chứa một phần nước thải y tế thì sẽ dẫn tới những hệ lụy vô cùng lớn.
Để xử lý nước thải bệnh viện, người ta sẽ tiến hành thu gom lượng nước thải y tế tập trung về một hố, tiếp đến nước sẽ được chảy vào bể điều hòa để tham gia quá trình xử lý thông qua một hệ thống xử lý nước thải cơ bản như sau:
Tiêu chuẩn nước thải y tế tại Việt Nam được căn cứ theo quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Theo tài liệu này, nồng độ hóa chất ở trong nước thải y tế sau khi đã được thông qua hệ thống xử lý phải đạt được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt dưới đây:
Tiêu chuẩn nước thải y tế Việt Nam
Để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe của con người thì việc xử lý nước thải y tế là vô cùng cần thiết và quan trọng. Hy vọng, những thông tin trên đây đã mang tới cho bạn những thông tin tổng quan và hữu ích về vấn đề xử lý nước thải bệnh viện hiện nay ở Việt Nam.
Sản phẩm đã xem
99
99
99
99
Ngày
Giờ
Phút
Giây
*Lưu ý: Số điện thoại chính xác để voucher có thể gửi về SMS của bạn.