3 Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Hiệu Quả Hiện Nay

Nước thải công nghiệp là gì? Các phương pháp xử lý phổ biến

26-09-2022, 3:45 pm

Nước thải công nghiệp là gì? Xử lý nước thải công nghiệp nếu không được xử lý đúng cách sẽ là một trong những nhân tố làm ô nhiễm môi trường nước. Để hiểu về nước thải công nghiệp là gì? Để xử lý nước thải công nghiệp người ta thường sử dụng những phương pháp nào? Mời bạn cùng theo dõi và tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng với máy lọc nước Karofi ngay nhé!

Nước thải công nghiệp là gì?

Nước thải công nghiệp là kết quả từ quá trình sản xuất đồ điện tử, gang thép,... và được hình thành qua những hoạt động như: Chùi rửa máy móc; hóa chất sản sinh ra trong quá trình sản xuất; hoạt động sinh hoạt của các nhân công trong nhà máy,... Không những vậy, nước thải công nghiệp còn bắt nguồn từ những ngành nghề, lĩnh vực như chế biến thực phẩm và đồ uống, sản xuất giày dép, máy tính,... Trong nước thải công nghiệp thường chứa rất nhiều yếu tố gây ô nhiễm như chất rắn lơ lửng, chất béo hữu cơ, dầu mỡ dư thừa, selen, kim loại nặng, vi khuẩn,... và một số hóa chất độc hại khác.

xử lý nước thải công nghiệp

Hiện nay, nước thải công nghiệp rất đa dạng, có sự khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và thường phụ thuộc vào một số yếu tố như loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, sự hiện đại của công nghệ, tuổi thọ sử dụng của thiết bị, trình độ quản lý của các cơ sở, nhà máy sản xuất hay ý thức của các công nhân viên.

Nước thải công nghiệp được chia ra thành 2 loại chính, bao gồm:

  • Nước thải công nghiệp bẩn: Đây là nguồn nước thải bắt nguồn từ những hoạt động sản xuất sản phẩm như vệ sinh máy móc, vệ sinh trang thiết bị hay quá trình sinh hoạt của các công nhân trong các nhà máy.
  • Nước thải công nghiệp không bẩn: Là nguồn nước thải được sinh ra từ quá trình làm nguội máy móc, giải nhiệt các trạm làm lạnh và ngưng tụ hơi nước.

Theo khảo sát và đánh giá của các chuyên gia về môi trường, một số ngành nghề hiện nay có mức độ ô nhiễm nước thải công nghiệp cao nhất có thể kể đến như: Ngành thủy sản, dệt nhuộm, luyện kim, chế biến cao su, mạ kim loại, chế biến thực phẩm, gia công kim loại, giấy và bột giấy,...

Nguồn gốc của nước thải công nghiệp

Mỗi một quốc gia trên thế giới hiện nay sẽ có một quy định riêng về nguồn gốc của nước thải. Cụ thể, tại Việt Nam nguồn gốc của nước thải sẽ được quy định theo khoản 2 điều 2, nghị định 154/2016/NĐ-CP. Trong đó, nước thải công nghiệp là nguồn nước thải được sản sinh ra từ những hoạt động sản xuất ở các nhà máy, cơ sở như:

  • Cơ sở dệt nhuộm, may mặc; cơ sở sản xuất mực in; nhà máy sản xuất giấy
  • Nhà máy sản xuất bia; nhà máy nước uống giải khát; nhà máy sản xuất mì ăn liền; nhà máy sản xuất sữa; nhà máy chế biến cà phê,...
  • Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử; nhà máy gia công kim loại, cơ khí, luyện kim,...
  • Nhà máy sản xuất dược phẩm, hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực phẩm, văn phòng phẩm, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng,...
  • Cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia cầm, gia súc
  • Cơ sở sản xuất và chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản
  • Cơ sở xi mạ crom, xi mạ kẽm
  • Các ngành dịch vụ lò hơi
  • Cơ sở sản xuất sơn, phun sơn

Ngoài ra, nước thải công nghiệp cũng đến từ những hoạt động vệ sinh, tắm giặt hằng ngày của các công nhân viên, người lao động ở các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. Tất cả sẽ được thu gom từ nhà tắm, nhà vệ sinh và đưa vào hệ thống xử lý nước thải chung của cơ sở đó.

Quy chuẩn về nước thải công nghiệp

Quy chuẩn về nước thải công nghiệp tại Việt Nam hiện đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố theo QCVN 40. Bên cạnh đó, quy định về nước thải công nghiệp QCVN 14-MT:2015/BTNMT cũng đã được áp dụng đối với nước thải sinh hoạt từ những cơ sở sản xuất và kinh doanh trong những ngành nghề và lĩnh vực liên quan tới các hoạt động công nghiệp. Theo quy định, nước thải công nghiệp được phân loại theo 2 tiêu chuẩn sau:

Loại A: Đây là chỉ số thể hiện các chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép xả vào những nguồn nước được dùng cho mục đích cung cấp nước sinh hoạt.

Loại B: Đây là chỉ số thể hiển các chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép để xả vào những nguồn nước không được dùng cho mục đích cung cấp nước sinh hoạt.

Ngoài ra, quy chuẩn về nước thải công nghiệp QCVN40 cũng đã chỉ ra rõ những đối tượng được áp dụng, các đối tượng được thực hiện cùng các phương pháp xác định và quy định về mặt kỹ thuật.

nước thải công nghiệp

nước thải công nghiệp

Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp

Giải pháp xử lý nước thải công nghiệp phổ biến hiện nay

Tùy vào những đặc điểm về nồng độ, tỷ lệ, tính chất của những hóa chất gây ô nhiễm trong nước  mà mỗi loại nước thải công nghiệp sẽ có một phương pháp xử lý riêng. Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước thải công nghiệp được ứng dụng nhiều nhất hiện nay:

Phương pháp sinh học:

Được đánh giá là giải pháp thích hợp để xử lý các chất amoni có trong nước thải công nghiệp, đặc biệt là nguồn nước thải đến từ những nhà máy sản xuất mì ăn liền, sản xuất bia, sản xuất sữa hoặc nhà máy chế biến cà phê. Nói một cách dễ hiểu, phương pháp sinh học sẽ được sử dụng cho những nguồn nước thải công nghiệp có chứa các chất hữu cơ.

Phương pháp sinh học sử dụng các loài vi sinh vật để khử đi các chất hữu cơ độc hại trong nước thải. Các vi sinh vật hiếu khí, kị khí có sẵn ở trong nước xả hoặc sẽ được bỏ thêm vào trong quá trình xử lý. Những chất hữu cơ độc hại ở trong nước xả thải dưới dạng keo, dạng dung dịch và dạng huyền phù sẽ là nguồn thức ăn cho các loài vi sinh vật.

Tùy vào các thành phần hóa chất ở trong nước thải và quy định về tiêu chuẩn nước thải đầu ra mà người ta sẽ áp dụng những công nghệ xử lý khác nhau như công nghệ xử lý nước thải bằng tảo, bèo tây; công nghệ xử lý nước thải AAO; công nghệ xử lý nước thải Johkasou.

Phương pháp cơ học:

Phương pháp này được ứng dụng để loại bỏ những hóa chất có kích thước và tỉ trọng lớn trong nước thải công nghiệp . Công nghệ xử lý nước thải cơ học thường được dùng trong những cơ sở, nhà máy sản xuất giấy, sản xuất xi mạ kẽm, sơn mạ, xi mạ crom và những ngành sản xuất có nguồn nước thải kim loại nặng.

Phương pháp hóa học:

Giải pháp hóa học được áp dụng để loại bỏ các tạp chất cùng các hóa chất độc hại ở trong nước thải công nghiệp. Ưu điểm của phương pháp hóa học chính là dễ sử dụng, dễ vận hành và quản lý. Đặc biệt, nó cũng giúp mang lại nguồn nước đầu ra có chất lượng cao. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp hóa học là nó có giá thành cao, dễ sinh ra các chất gây ô nhiễm thứ cấp trong quá trình xử lý.

Phương pháp hóa học này thường được sử dụng trong những nhà máy sản xuất mạ crom, xi mạ kẽm; cơ sở dệt nhuộm; nhà máy sản xuất mực in ấn,... Nhất là nguồn nước thải công nghiệp có chứa chất amoini, nước thải có nồng độ axit cao.

Có 2 phương án xử lý hóa học được dùng phổ biến hiện nay, bao gồm:

  • Oxi hóa khử: Các hóa chất độc hại ở trong nước thải công nghiệp như Clo, Clorat canxi, Bicromat Kali, ozon, oxy không khí,... sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa khử. Sau đó, nó sẽ được chuyển hóa thành các hóa chất khác có hàm lượng độc thấp hơn rồi sẽ được tách ra khỏi nước thải.
  • Trung hòa: Dùng các tác nhân trung hòa như kiềm, axit hoặc những vật liệu lọc axit để có thể trung hòa và làm giảm mức độ có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trước khi xả thải ra môi trường xung quanh.

Hy vọng, bài viết trên đây đã mang lại được cho bạn những thông tin hữu ích về nước thải công nghiệp cùng những quy chuẩn và phương pháp xử lý nước thải công nghiệp phổ biến hiện nay.

Sản phẩm đã xem

Hotline miền bắc 0976.85.65.65
Hotline miền trung 0976.85.65.65
Hotline miền nam 0979.22.65.65
Yêu cầu gọi lại
Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo