Đăng ký nhận tin KHUYẾN MÃI
GỬI NGAYXử lý nước thải là điều vô cùng cần thiết bởi môi trường nước đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp không được xử lý bị xả thải trực tiếp ra sông, hồ, ao,... Nước thải chứa nhiều chất bẩn, chất độc hại cần được xử lý bằng các phương pháp phù hợp.
Ở nội dung bài viết dưới đây, Karofi Việt Nam sẽ giải đáp cho bạn xử lý nước thải là gì, phân loại nước thải và quy trình xử lý nước thải phổ biến và hiệu quả hiện nay.
Quy trình xử lý nước thải hiện nay
Xử lý nước thải là quá trình loại bỏ các tạp chất gây ô nhiễm ra khỏi nước thải, quá trình này gồm nhiều giai đoạn lý hóa sinh để phân tách các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải trước khi đưa ra môi trường.
Sản phẩm sau khi xử lý nước thải là bùn hoặc chất thải bán rắn được xử lý tiếp hoặc trực tiếp trở thành các loại phân bón nông nghiệp.
Ngày nay, các nhà máy công nghiệp đều được yêu cầu xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường để không làm gây hại cho nguồn nước trong khu vực, bảo vệ sức khỏe của người dân, không làm hủy hoại môi trường sống của các loài sinh vật thủy sinh,...
Để xử lý hiệu quả nguồn nước, người ta phân loại nước thải thành 4 loại:
Nước thải gia đình
Nước thải công nghiệp
Nước thải y tế
Nước thải đô thị
Như vậy, tùy theo từng loại nước thải mà người ta sẽ có những cách xử lý phù hợp để bảo vệ môi trường. Trong đó, nước thải y tế là nước thải có những đặc thù cần xử lý đặc biệt để không làm lây lan mầm bệnh và các chất nguy hại ra môi trường.
Ô nhiễm môi trường nước gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, động vật và thực vật.
Các chất thải dày đặc tích lũy trong sông hồ khiến làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, phá hủy môi trường sống của các loài sinh vật thủy sinh, làm giảm lượng thức ăn khiến chúng không thể phát triển, suy giảm hô hấp và thậm chí là chết hàng loạt.
Các hạt lơ lửng có trong nước còn làm giảm lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước, gián đoạn quá trình quang học của vi sinh vật, thực vật thủy sinh.
Con người khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm sẽ bị các bệnh về da, bệnh về đường tiêu hóa, làm suy giảm hệ miễn dịch và thậm chí là gây ra dị tật bẩm sinh và ung thư.
Đặc biệt là ở trẻ em và người lớn tuổi, những người có sức khỏe kém, việc sử dụng nước có chứa các kim loại nặng sẽ gây ra ngộ độc, sốt thương hàn, dịch tả và thậm chí là tử vong trong một thời gian ngắn.
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà ô nhiễm nước còn gây tổn hại kinh tế để xử lý nước ô nhiễm.
Sau đây là quy trình xử lý nước thải được áp dụng phổ biến hiện nay:
Giai đoạn 1: Nước thải từ các nhà máy được tập trung vào một bể tiếp nhận giúp lọc các rác thô và bùn đất.
Giai đoạn 2: Sau khi được lược rác thô, một số loại nước thải sẽ được chảy qua bể tách mỡ nếu được yêu cầu. Tiếp theo, nước thải sẽ được tách rác thải tinh, bùn tinh.
Giai đoạn 3: Nước thải được đưa vào bể điều hòa để điều chỉnh nồng độ, lưu lượng các tạp chất có trong nước. Trong đó, để tránh hiện tượng kỵ khí của nước thải, thiết bị thổi khí sẽ được lắp đặt nhằm xáo trộn bên trong bể điều hòa.
Giai đoạn 4: Các chất thải có kích thước nhỏ, các thiết bị lọc tinh, lọc thô không thể xử lý được sẽ được bơm tới bể keo tụ để tạo bông lắng, loại thải thành bùn.
Giai đoạn 5: Nước thải được đưa tới hệ thống tuyển nổi, hỗn hợp khí và nước thải sẽ tạo ra bọt mịn. Thiết bị gạt tự động sẽ tách bọt mịn; theo đó, các chất cặn lơ lửng, váng dầu nổi sẽ được loại bỏ. Nếu kết hợp bể tuyển nổi cùng bể keo tụ thì hiệu quả sẽ cao hơn. Nhờ quá trình này, hiệu quả loại bỏ photpho cũng cải thiện.
Giai đoạn 6: Tại bể tiếp theo, nước thải sẽ được cho tiết xúc với bùn kỵ khí để thủy phân, acetat hóa, axit hóa tạo thành khí metan và một số thành phẩm khác.
Giai đoạn 7: Cuối cùng, nước thải được đi tới bể lắng để giữ lại phần bùn. Sau đó, phần bùn sẽ được đưa ngược lại về bể kỵ khí để giữ lại vi sinh vật. Còn lại, phần bùn dư sẽ được đưa về bể chứa bùn, lưu trữ và đợi đơn vị chức năng thu gom xử lý.
Hầu hết các quy trình xử lý nước thải đều gồm các giai đoạn như trên, nhưng sẽ có một số giai đoạn được bỏ đi hoặc thêm vào, phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính nguồn nước thải.
Nhưng nhìn chung, các giai đoạn sẽ tuân thủ theo các bước như: xử lý cơ học, hóa học, sinh học và cuối cùng là bùn cặn.
Trên đây là những chia sẻ về phân loại và quy trình xử lý nước thải phổ biến hiện nay từ Karofi Việt Nam. Để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho gia đình, bạn đọc có thể tham khảo thêm các sản phẩm máy lọc nước RO, máy lọc nước tổng đầu nguồn.
Sản phẩm đã xem
99
99
99
99
Ngày
Giờ
Phút
Giây
*Lưu ý: Số điện thoại chính xác để voucher có thể gửi về SMS của bạn.